logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 25 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 1: "Học trò là bà, là mẹ, thầy là con" (26/8/2020)

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 1:

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020

Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái, Mông, Lào… sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống tự cấp, tự túc, nên trước đây, đồng bào không mấy ai mặn mà với việc học chữ. Một xã ở Sốp Cộp có tới 1/3 số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 không biết chữ. Mù chữ đồng nghĩa với mù kiến thức, khiến đời sống của bà con đã nghèo, càng nghèo thêm; Sốp Cộp nhiều năm vẫn thuộc danh sách các huyện nghèo nhất cả nước. Với quyết tâm bứt phá để bà con thay đổi nhận thức, nâng cao đời sống, từng bước thoát khỏi đói nghèo, Đảng bộ Sốp Cộp xác định xóa mù chữ cho đồng bào là một trong những giải pháp trọng tâm, vì vậy, đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Các lớp học xóa mù chữ được mở ra ban đầu chỉ 5 đến 7 người, giờ đây, có tới hàng chục người đến học. Lớp học không khoảng cách về lứa tuổi, người tuổi 40, 50, có người gần 60 mới đi học cái chữ, nhưng ai cũng háo hức, phấn khởi, như thể giờ đây có chữ, mình mới “sáng mắt, sáng lòng”. Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng” của nhóm phóng viên Tuyết Lan, Thu Thùy và Đức Anh, Đài TNVN Khu vực Tây Bắc cho thấy thực tế này ở Sốp Cộp – vùng đất “Mây ngàn gió núi” phía Tây Nam của tỉnh Sơn La.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 2: "Hành trình vươn tới giấc mơ" (26/8/2020)

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”, Bài 2:

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020

"Con chữ, học hành giúp hiểu biết để hòa nhập, phát triển". Xác định điều này, nhiều người dân ở Sốp Cộp đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hủ tục, rào cản để quyết tâm theo học cái chữ. Nhờ sự nỗ lực ấy và nhờ con chữ, mà nhiều người con của bản làng đã có chỗ đứng trong xã hội, trở thành cán bộ xã, cán bộ huyện. Và chính họ đã, đang trở thành những nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp và ấm no.

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”. Bài 3: "Chìa khóa mở cửa tương lai cho người vùng cao" (26/8/2020)

Loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”. Bài 3:

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2020

Để bà con thay đổi nhận thức, chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm, từng bước xóa bỏ đói nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no, huyện Sốp Cộp xác định trước hết mọi người dân đều phải biết chữ. Từ đó, ngoài huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, huyện đã tích cực mở các lớp xóa mù chữ cho người chưa biết chữ, với lực lượng nòng cốt là các đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn.

Thầy giáo 15 năm “cắm đảo” Ngọc Vừng nơi tiền tiêu vùng Đông Bắc để “gieo chữ” cho học trò nghèo (3/9/2018)

Thầy giáo 15 năm “cắm đảo” Ngọc Vừng nơi tiền tiêu vùng Đông Bắc để “gieo chữ” cho học trò nghèo (3/9/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2018

- Quốc gia hưng thịnh và lòng yêu nước.
- Châu Âu cân nhắc chấm dứt thông lệ chuyển đổi giờ theo mùa.
- Thầy giáo 15 năm “cắm đảo” Ngọc Vừng nơi tiền tiêu vùng Đông Bắc để “gieo chữ” cho học trò nghèo.

Hơn 20 năm “gieo chữ “ trên vùng cực Bắc của Tổ Quốc với biết bao khó khăn, thử thách và cả tình yêu (11/9/2018)

Hơn 20 năm “gieo chữ “ trên vùng cực Bắc của Tổ Quốc với biết bao khó khăn, thử thách và cả tình yêu (11/9/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2018

Trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Thêu, công tác tại điểm trường Sảng Pả thuộc trường tiểu học Phố Cáo, xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Nỗi niềm người gieo chữ nơi vùng cao biên giới (26/4/2021)

Nỗi niềm người gieo chữ nơi vùng cao biên giới (26/4/2021)

Ngày phát hành 20:49 | 26/4/2021

Sau khi đi học nghiệp vụ Biên phòng, trở về xây dựng quê hương, nhiều năm qua, Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La đã cùng với đồng đội miệt mài đưa con chữ đến bản làng vùng cao xa xôi. Lớp xóa mù chữ được anh và đồng đội mở ra đã giúp cho hàng chục học viên ở bản vùng cao biên giới Co Muông, đưa đến nhiều kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo. Bản Co Muông có 48 hộ với 315 khẩu hoàn toàn là người dân tộc Mông. Đây cũng là bản vùng cao, xa xôi, được “mệnh danh” là bản “năm không” – tức là không điện lưới, không đường, không trường, không trạm y tế và không chợ, giao thông đi lại khó khăn.
Gian khổ là vậy nhưng không thể ngăn nổi bước chân của trung úy Vàng Lao Lừ đến với người dân bản Co Muông để từng bước giúp họ biết đọc, biết viết, rồi làm kinh tế, thay đổi cuộc sống nơi còn nhiều khó khăn này. Trung úy Vàng Lao Lừ chia sẻ những nỗi gian truân và niềm vui của việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới này:

Người thầy giáo tận tụy với sự nghiệp gieo chữ trên vùng cao (30/52016)

Người thầy giáo tận tụy với sự nghiệp gieo chữ trên vùng cao (30/52016)

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016

Trò chuyện với thầy giáo Trần Thanh Bình- Hiệu trưởng trường tiểu học Pố Lồ- huyện Hoàng Su Phì- tỉnh Hà Giang.

Bà giáo già ở Bình Dương "gieo chữ" cho trẻ em nghèo (25/11/2022)

Bà giáo già ở Bình Dương

Ngày phát hành 17:20 | 24/11/2022

- Giám sát bữa ăn bán trú: Vì sao vẫn nhiều lỗ hổng?
- Bà giáo già ở Bình Dương "gieo chữ" cho trẻ em nghèo

Chuyển giáo viên nhiều cống hiến về vùng thấp-chính sách nhân văn giữ chân “người gieo chữ” vùng cao (25/11/2022)

Chuyển giáo viên nhiều cống hiến về vùng thấp-chính sách nhân văn giữ chân “người gieo chữ” vùng cao (25/11/2022)

Ngày phát hành 16:22 | 25/11/2022

Tỉnh Yên Bái trong hai năm qua đã điều chuyển gần 100 giáo viên đang công tác ở các huyện vùng cao và các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn về các huyện, thị xã, thành phố vùng thấp hơn. Trong khi ở nhiều địa phương trong cả nước xuất hiện tình trạng nhiều giáo viên, nhân viên giáo dục ở khu vực vùng cao xin nghỉ việc do điều kiện gia đình và làm ăn sinh sống thì những chính sách nhân văn như thế này đã góp phần quan trọng trong việc giữ chân “người gieo chữ” gắn bó vùng cao mà nhiều địa phương khác có thể tham khảo, áp dụng.

Tri ân những người gieo chữ nơi biên giới hải đảo (14/11/2020)

Tri ân những người gieo chữ nơi biên giới hải đảo (14/11/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2020


-Những người gieo chữ nơi đầu sóng.
- “Bốn đặc biệt” của Lữ đoàn tàu ngầm đặc biệt
- Những điển hình trong thực hiện nhiệm vụ của vùng 5 hải quân

“Gieo chữ” ở Trường Sa (19/11/2023)

“Gieo chữ” ở Trường Sa (19/11/2023)

Ngày phát hành 17:11 | 19/11/2023

Quần đảo Trường Sa đầy nắng gió, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện học tập còn thiếu thốn, việc giảng dạy của các giáo viên gặp không ít khó khăn, nhưng những ngôi trường “đặc biệt” giữa mênh mông sóng nước luôn có người thầy tình nguyện gắn bó với các em học sinh qua nhiều thế hệ. Vượt qua những trở ngại nơi đầu sóng ngọn gió, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, những người thầy ấy đã thầm lặng “gieo chữ”, góp sức vào sự nghiệp trồng người nơi đảo xa. Nhiều năm qua, những thầy giáo ở Trường Sa vừa là giáo viên, vừa như người mẹ, đồng thời là chiến sĩ góp phần canh giữ biển, đảo Tổ quốc.

Người thầy “gieo chữ” cho những mầm xanh gốc Việt trên đất nước chùa Tháp (20/11/2023)

Người thầy “gieo chữ” cho những mầm xanh gốc Việt trên đất nước chùa Tháp (20/11/2023)

Ngày phát hành 8:34 | 20/11/2023

Trên đất nước Campuchia, có những người thầy, người cô dành trọn tuổi thanh xuân để mang những con chữ đến cho bà con gốc Việt, trong đó có thầy Nguyễn Văn Hào ở trường tiểu học hữu nghị Khmer-Việt Nam, huyện Peam Ro, tỉnh Prey Veng, Campuchia.

Gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn (21/3/2022)

Gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn (21/3/2022)

Ngày phát hành 23:0 | 21/3/2022

Hơn 7 năm đứng trên bục giảng, với niềm đam mê và lòng yêu nghề, thầy giáo trẻ Trần Mạnh Hùng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nơi đây. Tại ngôi trường nằm giữa đại ngàn Trường Sơn này, có em mải theo cha mẹ lên nương rẫy, có học sinh phải ở nhà trông em nhỏ, có em vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn mà gián đoạn việc học. Bởi vậy với mỗi người làm công tác giảng dạy ở vùng cao như thầy Hùng, đang bằng nhiều cách để kéo trò đến lớp. Đó không chỉ là cách để những đứa trẻ không bị thất học, mà còn để các em không phải bước vào đời với những nhọc nhằn vất vả của những cuộc mưu sinh trước tuổi. Thầy giáo Trần Mạnh Hùng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH &THCS Dân Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ về câu chuyện gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Những người gieo chữ trên đỉnh Pu Ca (18/11/2022)

Những người gieo chữ trên đỉnh Pu Ca (18/11/2022)

Ngày phát hành 10:39 | 18/11/2022

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo ở xã biên giới Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vẫn ngày đêm bám lớp, bám bản để dạy chữ, bởi chính họ hiểu hơn ai hết, chỉ có con chữ mới đem lại tương lai tươi sáng cho những “chồi non ” nơi miền đất cực Tây còn vô vàn gian khó này.

Những người "gieo chữ" ở Trường Sa (20/11/2023)

Những người

Ngày phát hành 6:49 | 21/11/2023


-Những người "gieo chữ" ở Trường Sa
- Ứng dụng công nghệ bảo quản trong khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch
- Kiến thức ra khơi mùa biển động.

12

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: